Những thuật ngữ bóng bàn cho người mới học cách chơi bóng bàn này được dịch từ những tài liệu nước ngoài về. Mời các bạn tham khảo:

Phần mục lục 65 thuật ngữ bóng bàn:

I. Các kiểu cán hoặc tay cầm của vợt

  1. Cán cầm kiểu AN (bầu ở giữa)
  2. Cán vợt dọc kiểu Trung Quốc
  3. Cán cầm kiểu FL (loe ở đuôi)
  4. Cán vợt dọc kiểu Nhật Bản
  5. Cầm kiểu Vợt dọc
  6. Cầm kiểu Seemiller
  7. Cầm kiểu Vợt ngang
  8. Cán cầm kiểu ST (cán thẳng)

II. Các khái niệm vật lý trong bóng bàn

  1. Không xoáy
  2. Xoáy ngang / Xoáy bên
  3. Xoáy
  4. Đảo xoáy
  5. Góc đánh / góc bắn
  6. Xoáy lên
  7. Xoáy xuống / Xoáy đáy / Xoáy ngược

III. Trang thiết bị bóng bàn

  1. mặt phản xoáy
  2. Phông / Cốt vợt
  3. Mút gai ngược (mút láng)
  4. Gai dài (Mặt sần)
  5. Gai trung (Mặt sần)
  6. Miếng lót / Miếng đệm
  7. Mặt gai / Mặt sần
  8. Rô Bốt (Máy bắn bóng)
  9. Mặt vợt (Mặt cao su)
  10. Gai ngắn (Mặt sần)
  11. Keo tăng lực / Keo tốc độ
  12. Lớp lót / Lớp đệm
  13. Độ cứng của lớp lót (lớp đệm)
  14. Độ dày của lớp lót (lớp đệm)
  15. Độ cứng (của cốt, phông)
  16. Độ dính – Tính chất bám dính (của mặt vợt)
  17. Mặt trên cùng (mặt mút)
  18. VOCs (Hợp chất hữu cơ bay hơi)

IV. Các cú đánh trong bóng bàn

  1. Chặn
  2. Miết bóng
  3. Cắt
  4. Đánh chặn
  5. Bắt ngắn / Thả ngắn
  6. Vụt nhẹ / Hất bóng trên bàn
  7. Hất bóng
  8. Câu bóng bổng
  9. Líp / Giật / Moi
  10. Giật sát thủ
  11. Đẩy
  12. Đánh trái tay bằng mặt trái của vợt dọc
  13. Đập bóng

V. Chiến thuật và các phương cách thực hiện

  1. “Sô” (tiếng hô)
  2. Rơ cắt
  3. Khép góc / Khép vợt
  4. Bóng chết / Bóng xịt
  5. Nảy đúp / Nảy 2 lần
  6. Các góc xa / Các góc rộng
  7. Bài tập Fan-ken-ber
  8. Động tác chân / Bộ chân
  9. Rơ “quái”
  10. Giao bóng cự ly dài trung bình
  11. Giao bóng cự ly dài trung bình
  12. Mở góc /Mở vợt
  13. Khuỷu tay đang chơi / Khuỷu tay cầm vợt
  14. Chơi bóng ngắn
  15. Bước gần / Né người đánh bóng
  16. Tấn công trái thứ ba
  17. Xoay vợt
  18. Giật 2 càng / Giật 2 phía

I. 8 thuật ngữ các kiểu cán hoặc tay cầm của vợt

  • Cán cầm kiểu AN (AN là viết tắt của Anatomic – ND)

Cán cầm kiểu AN cũng tương tự như cán loe (FL – Flared) nhưng có một vùng phình rộng ra ở khoảng giữa. Một số người thích kiểu cán này vì khi cầm, nó ăn khớp vào bàn tay tốt hơn.

  • Cán vợt dọc kiểu Trung Quốc (viết tắt tiếng Anh là CPEN – ND)

Cán Vợt dọc kiểu Trung Quốc là dạng điển hình của loại cán vợt dọc, có cán ngắn hơn so với cán của vợt ngang. Có loại cán vợt dọc khác, đó là vợt dọc kiểu Nhật Bản (JPEN)

  • Cán loe – FL (viết tắt tiếng Anh của Flared – ND)

Cán vợt kiểu loe nhìn giống phần đáy quả chuông: nó loe ra về phía đuôi của cán. Cán loe là kiểu cán vợt được sử dụng phổ biến nhất.

  • Cán vợt dọc kiểu Nhật Bản (viết tắt tiếng Anh là JPEN – ND)

Cán Vợt dọc kiểu Nhật Bản là một dạng của loại cán vợt dọc, được gắn thêm vào một khối li-e (bấc – ND) khiến tay cầm khác đi một chút. Khối li-e này sẽ làm tăng độ ổn định khi sử dụng sự mềm dẻo của cổ tay.

  • Cầm kiểu vợt dọc

Cán vợt dọc kiểu Trung Quốc (CPEN – ND)

Cán vợt dọc kiểu Nhật Bản (JPEN – ND)

Vợt dọc là một kiểu cầm vợt của người châu Á, trong đó đầu vợt hướng xuống dưới và nó được cầm theo cách mà người ta cầm cây bút hay bút chì. Thường những người chơi vợt dọc không sử dụng mặt mút bên mặt trái tay (BH – ND) và chỉ chơi với mặt thuận tay (FH – ND) của vợt (tuy nhiên với lối đánh hiện đại ngày nay nhiều VĐV cũng sử dụng cả mặt trái tay). Các phông vợt dọc thường có cán cầm ngắn hơn các phông vợt ngang.

Có 2 kiểu cán vợt dọc:

– Cán vợt dọc kiểu Trung Quốc (CPEN – ND)

– Cán vợt dọc kiểu Nhật Bản (JPEN – ND)

  • Cầm kiểu Seemiller 

Đây là kiểu cầm vợt được phát minh bởi Danny Seemiller (Mỹ) trong đó ngón cái và ngón trỏ được đặt ở mặt sau của vợt và chỉ mặt thuận tay (mặt trước – ND) của vợt là được sử dụng (để đánh bóng – ND).

  • Cầm kiểu Vợt ngang

Cầm kiểu “Vợt ngang” là một điển hình của kiểu cầm châu Âu, trong đó đầu vợt hướng lên trên, và nhìn tay của bạn như đang sẵn sàng lắc tay người khác (bắt tay và lắc – ND). Các đấu thủ dùng kiểu cầm vợt ngang sử dụng cả mặt trước và mặt sau của vợt, trong khi những đấu thủ chơi vợt dọc chỉ sử dụng một mặt của vợt (tuy vậy những VĐV chơi vợt dọc hiện đại ngày nay thường sử dụng cả mặt sau của vợt).

Các phông vợt ngang có tay cầm (cán – ND) dài hơn so với các phông vợt dọc.

  • Cán thẳng (cán ST)

Vợt cán thẳng

Vợt cán loe

Cán Thẳng – ST (viết tắt của chữ Straight / Thẳng) là cán vợt ngang mà nó có cùng độ rộng từ đầu đến đuôi cán, khác với kiểu cán loe (cán FL) được làm rộng ra thêm phía đuôi cán.

>>> Xem ngay: Kinh nghiệm mua vợt bóng bàn phù hợp với lối chơi của bạn 

II. 7 thuật ngữ về các khái niệm vật lý

  • Không xoáy

Bóng không xoáy là đường bóng không có độ xoáy (hoặc có rất ít xoáy). Các quả giao bóng không xoáy có hiệu quả như là một phần trong chiến thuật gồm các quả giao bóng nhiều xoáy với tất cả các loại xoáy, lẫn lộn quả giao không xoáy và làm đối phương lúng túng.

  • Xoáy Ngang/Xoáy Bên

Xoáy ngang sẽ cuộn (xoay) bóng theo hướng ngang (hoặc thuận chiều kim hoặc ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn bóng từ trên xuống). Khi đối phương cố gắng chặn quả xoáy ngang của bạn, bóng sẽ bay sang bên cạnh sau khi chạm vào vợt.

Bạn có thể thấy rằng bóng sẽ có xoáy ngang nhiều (nặng – ND) nếu bạn nhìn thấy nó uốn cong sang một bên khi đang bay.

  • Xoáy 

Xoáy là chuyển động quay của trái bóng. Các mặt cao su có độ bám nhiều sẽ sinh ra nhiều xoáy. Các mặt vợt có tính dính (tacky-ND) có các mẩu (mũi – ND) bám và cũng sinh ra nhiều xoáy.

Có một số loại xoáy:

– Xoáy lên

– Xoáy xuống / Xoáy đáy / xoáy dưới

– Xoáy ngang

– Không xoáy

  • Đảo xoáy

Xoáy có thể bị đảo ngược khi sử dụng các mặt phản xoáy hoặc các loại gai dài.

Khi chơi với mặt có độ bám bình thường, thì nếu đối phương đưa sang bạn bóng xoáy lên và bạn chặn, nó sẽ trả lại với cùng kiểu xoáy, là xoáy lên. Nếu bạn chặn cú đánh tương tự nhưng với mặt gai dài hoặc phản xoáy, thì kiểu xoáy có thể bị đảo ngược, trở thành xoáy xuống. Nhiều người đã không sử dụng mặt gai dài và phản xoáy để chơi, nên hiệu ứng đảo kiểu xoáy là cả một thách thức lớn.

  • Góc đánh/góc bắn 

Góc đánh là góc bóng bay ra khỏi vợt từ cú đánh của bạn. Ví dụ, khi bạn thực hiện một cú giật, mặt vợt có góc đánh cao sẽ đẩy bóng đi cao hơn, và mặt vợt có góc đánh thấp sẽ đẩy bóng đi thấp hơn. Vì vậy với các mặt vợt có góc đánh cao thì bạn cần phải điều chỉnh cú đánh của bạn cho thấp hơn để bù lại. Và đối với các mặt vợt có góc đánh thấp thì bạn cần nâng cao hơn để bóng qua lưới.

  • Xoáy lên 

Xoáy lên sẽ cuộn về phía đối phương. Ví dụ (không liên quan đến bóng bàn): nếu bạn lăn một trái bóng trên mặt đất hướng về phía một người khác, thì xoáy của trái bóng đó là xoáy lên, còn trong bóng bàn thì bóng sẽ xoáy trong không khí thay vì lăn trên mặt đất.

Khi bạn chặn quả bóng xoáy lên, quả bóng sẽ nảy về phía trước do xoáy đã bám lên mặt vợt của bạn.

Ví dụ minh họa:

  • Xoáy xuống/Xoáy đáy/Xoáy lùi 

Khi bạn chặn (block) quả bóng xoáy xuống, quả bóng sẽ đi xuống dưới. Khi bạn giao một quả bóng xoáy xuống, rốt cuộc quả bóng có xu hướng lăn trở lại phía bạn do bóng bám vào bàn (giả thiết bóng không rơi ra ngoài mép bàn).

Ví dụ minh họa:

>>> Xem ngay 16 thủ thuật kỹ thuật giao bóng bàn để bạn có lợi thể ngay từ đầu

III. 18 thuật ngữ về trang thiết bị trong bóng bàn

  • Mặt phản xoáy

Các mặt phản xoáy hầu như không bám bóng (trong một số trường hợp là hoàn toàn không bám) và chúng có những hiệu ứng khó lường lên trái bóng. Chiều xoáy của trái bóng sẽ được đảo ngược khi trả lại. Vì thế nếu đối phương đưa sang cho bạn một quả xoáy lên, và bạn chặn bằng mặt phản xoáy, thì nó sẽ trở lại phía anh ta (cô ta) với xoáy xuống. Nhiều người đã bị lúng túng với hiệu ứng này và đánh hỏng bóng, hoặc bóng nảy lên cao dễ bị đập, hoặc bóng bị rúc vào lưới.

  • Phông (Cốt vợt)

Phông (Cốt) là cây vợt bằng gỗ, chưa dán các mặt mút. Phông có thể bằng gỗ đơn thuần (hoặc kết hợp nhiều loại gỗ có tính chất khác nhau) và cũng có thể có các loại vật liệu tổng hợp như carbon, arylate, kevlar, zylon, .v.v.

Một số kiểu phông thường gặp:

1. Kiểu cầm vợt dọc

2. Kiểu cầm vợt ngang

3. Kiểu cầm Seemiller (do Seemiller – USA phát minh)

4. Vợt dọc có cán kiểu Trung Quốc (CPEN)

5. Vợt dọc có cán kiểu Nhật Bản (JPEN)

6. Cán vợt hình đuôi cá (cán loe – thường ký hiệu là FL – ND)

7. Cán vợt thẳng (thường ký hiệu là ST – ND)

8. Cán vợt bầu ở giữa (thường ký hiệu là AN – ND)

  • Mút gai ngược (Mút láng)

Mút gai ngược (gai quay vào trong, hay còn gọi là gai úp – ND) có bề mặt láng nhẵn, bám bóng nên tạo ra nhiều xoáy (ngoại trừ các mặt phản xoáy mặc dù là mặt láng nhưng không có độ bám). Đây là loại mặt mút phổ biến nhất được nhiều người sử dụng.

  • Gai dài (Mặt sần)

Mặt gai dài là mặt được làm sần với các gai chân cao. Kết quả thường là chúng đảo ngược chiều xoáy của bóng, vì thế nếu bạn đánh một quả bóng xoáy lên nặng và đối thủ chặn bằng mặt gai dài, thì bóng thường trả về là xoáy xuống, và ngược lại. Các loại gai dài khác nhau sẽ có các hiệu ứng khác nhau. Một số loại đảo ngược xoáy nhiều, một số đảo xoáy ít, và một số thì không đảo ngược mà lại triệt tiêu xoáy hoàn toàn, tạo ra một đường bóng không xoáy.

Người chơi gai dài đôi khi còn được gọi là một “quái thủ”.

Một vài vì dụ về gai dài là: Joola Octopus; Yasaka Phantom 0012 Infinity; 729 755.

  • Gai trung (Mặt sần)

Mặt gai trung có chân gai cao trung bình trên mặt cao su. Loại mặt gai này khi giao bóng tạo ra các đường bóng kỳ cục (loạng quạng), thường làm giảm xoáy của bóng đến, và cho độ kiểm soát bóng cao.

Một vài mẫu về các loại gai trung là: Frienship/729 563; Gamble Peace Keeper; DHS 874.

  • Miếng đệm 

Đây là một thuật ngữ không chính xác của “miếng lót cao su” trên vợt. Các miếng lót cao su có thể được nói đến là “mặt cao su” hoặc “miếng lót cao su”.

  • Mặt Gai / Mặt sần

Các loại mặt Sần hoặc mặt Gai (mà một số người gọi nhầm chúng là “núm”, “khe /rãnh”, hoặc “…”) có các ống mọc lên theo một quy luật nhất định (thay cho bề mặt nhẵn, láng), và tạo ra các hiệu ứng khác nhau (lên bóng – ND).

Có 3 loại gai: Gai Ngắn; Gai Trung; Gai Dài

  • Rô bốt (Máy bắn bóng) 

Máy bắn bóng là một cái máy tập bắn ra những trái bóng. Độ phức tạp của máy bắn bóng rất đa dạng. Một máy bắn bóng đơn giản chỉ có thể bắn bóng đến 1 vị trí và rất hạn chế về phạm vi của độ xoáy. Máy bắn bóng phức tạp có thể được lập trình để giao một loạt các trái bóng khác nhau với độ xoáy khác nhau, đến các vị trí khác nhau.

Video máy bắn bóng bàn bắn 3 phía tập luyện bóng dễ dàng hơn

>>> Xem ngay 20+ mẫu máy bắn bóng bàn giúp bạn tự tập luyện nhanh lên trình nhất

  • Mặt vợt 

Mặt vợt là một mặt có tính chất bám được dán lên mặt cốt vợt và tạo ra sự tiếp xúc với bóng. Đa số các mặt vợt có độ bám lớn để tạo ra nhiều xoáy, tuy nhiên cũng có những ngoại lệ đó là mặt mút phản xoáy có bề mặt rất trơn. Các loại mặt vợt có thể có hoặc cũng có thể không có lớp mút xốp gắn kèm ở bên dưới (lớp sponge).

  • Gai ngắn (Mặt sần) 

Các loại mặt gai ngắn có chân gai thấp, và dẫn đến là nó có tác dụng làm giảm xoáy, mặt khác vẫn có khả năng sinh ra xoáy ở một mức độ nhất định. Nếu các mặt gai ngược thông thường tạo ra xoáy là 100% thì các loại gai ngắn sẽ tạo ra khoảng 15 đến 50%.

Như vậy độ xoáy của bóng đến bị giảm đi, và độ xoáy của bóng đánh về phía đối phương cũng ít xoáy.

Các loại gai ngắn này thích hợp với lối đánh bóng đơn điệu (đều đều-ND). Đa số những người chơi gai ngắn thường đứng gần bàn và giao chiến bằng những cú đánh qua lại nhanh, với việc kiểm soát xoáy bằng mặt gai.

Một vài ví dụ về gai ngắn là: Butterfly Flarestorm; Frienship 802; Donic Baxster D25

>> Xem ngay cách dán mặt vợt bóng bàn đúng cách nhất

  • Keo Tăng lực /Keo Tốc độ 

Các loại keo tăng lực là keo nhằm nâng caothành tích thi đấu, chúng làm tăng tốc độ và độ xoáy của mặt mút. Hiệu ứng này xảy ra bởi việc nở ra của lớp lót phía dưới lớp mút, làm cho miếng mút cuộn cong lên. Khi miếng mút được dán phẳng xuống, lớp bề mặt mút trên cùng sẽ được kéo căng như một cái lò xo, tạo ra hiệu quả mạnh mẽ.

Keo tăng lực được khám phá ra bởi một sự tình cờ vào năm 1970, khi một VĐV đã sử dụng keo vá xe đạp để dán vợt trước trận đấu. Sự khác nhau của bóng trong khi chơi trở nên rõ ràng ngay lập tức. Tác dụng của keo chỉ kéo dài vài giờ sau khi dán.

  • Lớp đệm /Lớp lót

Lớp đệm được chế tạo bởi một vật liệu có tính chất xốp (dĩ nhiên) và được đặt nằm dưới lớp mút cao su trên cùng (mặt mút-ND). Lớp đệm cho phép bóng lún vào và bắn ra, điều này làm tăng thêm độ xoáy và lực nảy của mặt vợt. Lớp đệm cứng và dày hơn thì mặt vợt sẽ nhanh hơn. Lớp đệm mà mỏng và mềm hơn, thì mặt vợt sẽ chậm hơn.

  • Độ cứng của Lớp đệm

Các loại cao su được dùng để chế tạo các loại đệm có độ cứng khác nhau. Các lớp đệm cứng hơn sẽ cho bạn tốc độ cao hơn, song độ xoáy lại ít hơn. Các lớp đệm mềm hơn cho phép bóng lún vào sâu hơn, và sinh ra độ xoáy nhiều hơn nhưng tốc độ lại giảm đi. Độ cứng của lớp đệm được đo bằng độ:

– Mềm : dưới 35o

– Mềm Vừa: 40o

– Trung bình/Vừa : 42o

– Cứng : 45o

– Rất Cứng : 47o +

  • Độ dày của Lớp lót (lớp đệm)

Các mặt mút được gắn với lớp đệm với độ dày khác nhau. Các lớp đệm đày hơn có khả năng sinh ra tốc độ và độ xoáy nhiều hơn, trong khi các lớp đệm mỏng hơn lại dễ dàng hơn cho việc kiểm soát, làm bớt xoáy và tốc độ.

1.5mm được coi là mỏng, và từ 2.2 đến 2.5mm được coi là dày.

  • Độ cứng (Cốt / Phông)

Các phông cứng thì không tạo ra xoáy nhiều bằng các phông mềm, nhưng chúng có độ kiểm soát cao hơn đối với các loại tiếp xúc phẳng (như những cú đập bóng chẳng hạn). Thông thường bạn muốn một cái gì đó nằm giữa cứng và mềm.

  • Độ dính / Tính chất bám dính

Độ dính là một chỉ số về “tính chất dính” của mặt vợt. Đa số các mặt mút Trung Quốc có một mức độ dính nào đó, đến mức bạn có thể nâng một trái bóng bằng cách đơn giản ấn mặt mút lên đỉnh quả bóng và nhấc nó lên. Những mặt mút không có tính chất dính thì không có độ dính này và sẽ không bao giờ nhấc được trái bóng, nhưng chúng vẫn có độ bám (grip), vì thế chúng vẫn có khả năng tạo ra nhiều xoáy cho các cú đánh của bạn, tuy rằng chúng không nhiều bằng các mặt mút có tính dính (tacky). Đa số các mút Nhật và Châu Âu có tính bám (grippy) nhưng không có tính dính (tacky)

  • Mặt trên cùng (mặt mút)

Mặt mút là mặt cao su tạo ra sự tiếp xúc với trái bóng trong khi chơi. Một cách điển hình, một lớp đệm (sponge – ND) sẽ được đặt bên dưới mặt mút để làm tăng tốc độ và độ xoáy.

  • VOCs (Hợp chất hữu cơ bay hơi)

VOCs (Volatile Organic Compounds), hay “Các Hợp chất Hữu cơ Bay hơi” là những hóa chất được cho là có đặc tính gây hại cho con người. Các loại keo truyền thống (gồm cả keo tăng lực và các loại theo thường như keo dán bằng cao su) mà có chứa chất VOCs đều bị ITTF (Liên đoàn bóng bàn thế giới – ND) cấm sử dụng. Thiết bị kiểm tra ENEZ được sử dụng để phát hiện VOCs.

Nếu bạn đang sử dụng vợt được dán keo có chứa chất bị cấm, bạn cần phải dán lại các mặt vợt của bạn bằng keo gốc nước, hoặc để vợt của bạn ngoài không khí tối thiểu vài ngày cho chất VOCs bay hơi hết.

>>> Xem các bước cách lột keo dán mút vợt bóng bàn bằng hình ảnh để lột lớp keo dán mút khi vợt đánh bị lỳ

IV. Các cú đánh trong bóng bàn

  • Chặn 

Chặn là một cú đánh được sử dụng để kiểm soát một cú tấn công (của đối phương – ND). Người ta sử dụng quả chặn một cách thường xuyên để chống lại các cú giật, trả bóng trở lại một cách đơn giản an toàn.

Cú chặn công kích là cú chặn với lực đẩy nhiều hơn, nhằm tạo ra quả bóng trả lại nhanh hơn. Cú này thường được thực hiện đối phó với đối thủ đang tấn công nhưng lại ở một vị trí không thuận lợi (ra bên cạnh), để hở một khoảng rộng cho người nhận bóng chặn bóng nhanh vào phần bàn trống.

Tham khảo: 

Chặn bóng thuận tay:

Chặn bóng trái tay:

  • Miết / Xượt nhẹ 

Miết bóng là đánh vào bóng với một góc rất nhỏ để có độ xoáy tối đa. Việc miết vào quả bóng sẽ sinh ra độ xoáy nhiều nhất, nhưng bù lại là tốc độ bị giảm đi.

Một cú “giật mỏng” sẽ rất xoáy, nhưng không nhanh. Ngoài ra những quả giao bóng cũng rất xoáy và ngắn nếu bạn có thể miết xượt một cách hiệu quả vào trái bóng.

  • Cắt 

Cắt là một cú đánh tạo ra xoáy xuống trên trái bóng. Khi bóng ngắn và bạn cắt nó từ một phạm vi gần (trên mặt bàn), thì được gọi là Đẩy, chứ không phải là Cắt. Khi bạn đứng ở phía sau bàn và cắt bóng, đó là định nghĩa đặc trưng của quả Cắt.

Có một kiểu chơi là rơ cắt phòng thủ, trong đó đấu thủ cắt liên tục với độ xoáy xuống rất nặng, và đối thủ thường xuyên giật bóng, nhưng những quả giật này thiếu độ nguy hiểm cũng như độ khó của nó để giật một cách tích cực chống lại quả xoáy xuống nặng. Đây thường là bài thử để xem lối đánh tấn công của đấu thủ tấn công tốt hơn hay sức phòng thủ của đấu thủ phòng ngự tốt hơn.

Tham khảo:

Cắt bóng xa bàn Thuận tay:

Cắt bóng xa bàn Trái tay:

  • Công bóng/ Đánh chặn

Cú công bóng/đánh chặn là một cú đánh tích cực chống lại quả giật đi đến. Thay vì đợi lâu hơn trước khi đánh, người chơi sẽ đánh vào bóng sớm hơn (gần bàn), thường là khi bóng vẫn còn đi lên sau khi nảy lên (trước điểm cao nhất của cú nảy), nắm thời cơ người kia rời khỏi vị trí và làm cho anh ta ít có thời gian phản ứng hoặc trở về vị trí. Cú đánh này dựa vào tốc độ và độ xoáy của bóng đến để đẩy trở lại rất nhanh mà không cần phải sử dụng quá nhiều lực.

Một số người áp dụng cái gọi là “cú đối giật” (counter loop) để giật ở xa hơn sau bàn (quả giật chống lại một cú giật của đối thủ), cú này rất khác với những gì chúng ta đang thảo luận ở đây.

Tham khảo:

Công bóng Thuận tay:

Công bóng trái tay:

  • Bắt ngắn/Thả ngắn

Cú bắt ngắn là khi đối thủ đang ở xa bàn, vừa câu bóng bổng về phía bạn, và bạn cố gắng chặn quả bóng một cách nhẹ nhàng để giữ cho nó càng ngắn càng tốt, làm cho đối phương chạy “cuống cuồng” để đánh bóng. Ý đồ bắt ngắn là làm cho bóng nảy 2 lần trên phần bàn đối phương, sao cho bóng không ra khỏi mép bàn, đối phương không thể moi nó lên được.

Tham khảo:

Bắt ngắn chống lại cú câu bóng bổng:

Bắt ngắn chống lại cú Cắt xa bàn:

  • Vụt nhẹ/Hất bóng

Cú Vụt nhẹ hoặc hất bóng trên bàn là cú đánh nhanh được thực hiện đối với những quả bóng ở gần lưới. Cú đánh này thường sử dụng cổ tay và cẳng tay, và tạo ra một đường bóng nhanh với một ít xoáy lên vừa phải.

Tham khảo:

Hất bóng trên bàn Thuận tay:

Hất bóng trên bàn trái tay:

https://www.youtube.com/watch?v=GXc89oh6NYU

  • Câu bóng bổng /Lốp bóng 

Câu bóng bổng là 1 cú đánh phòng thủ, trong đó người chơi nâng bóng lên để trả bóng thật cao, chấp nhận cho đối phương đập bóng mạnh. Đây là lối phòng thủ phổ biến. Tuy nhiên cú đánh này thường có bất lợi, một đấu thủ câu bóng bổng giỏi có thể có tỷ lệ phần trăm thắng cao với những cú đánh này bằng sự kiên trì và chờ đợi mở ra một cú tấn công lại trái bóng mà đối phương đập sang.

Tham khảo:

Câu bóng bổng:

  • Giật 

Giật bóng là cú đánh tạo ra nhiều xoáy lên (với cú đánh thuận tay hoặc trái tay). Có những cú giật chậm hơn, xoáy hơn cũng như có những cú giật nhanh hơn mà ít xoáy. Lối đánh giật bóng thường là lối chơi phổ biến nhất trong bóng bàn với chiến thuật dựa nhiều vào cú giật.

Giật bóng là cú đánh rất hay vì xoáy lên nhiều giúp cho trái bóng rơi theo hình vòng cung trên bàn, lại còn lao rất nhanh (về phía trước – ND). Sự kết hợp giữa tốc độ và độ xoáy làm cho cú đánh có cả 2 sự nguy hiểm (do tốc độ), và khả năng kiểm soát vì nó rơi xuống với hình vòng cung trên bàn. Mặt khác, cú đập bóng có một ít xoáy lên cũng có một số cơ hội an toàn để sử dụng cú đập một cách hiệu quả.

Bạn cũng có thể thêm xoáy ngang nhằm làm cho cú giật “qụeo” sang ngang.

Tham khảo:

Giật Thuận tay chống lại xoáy xuống:

Giật trái tay chống lại xoáy xuống:

  • Giật sát thủ

Giật sát thủ là một cú giật rất mạnh tập trung vào tốc độ nhằm kết thúc pha bóng. Cú giật sát thủ có thể được xem là ở giữa cú đập mạnh và cú giật, mục đích để có tốc độ cao kèm một ít xoáy để giúp kiểm soát cú đánh.

  • Đẩy bóng

Đẩy bóng là một cú đánh, trong đó bạn cắt vào trái bóng (xoáy xuống), nhưng quả cắt đó ở trên bàn. Nếu như bạn đứng xa bàn và cắt bóng, thì đó mới chính là cú “Cắt”, chứ không phải là cú Đẩy. Trái với nhiều người thường nghĩ, cú đẩy bóng không phải là cú chặn.

Tham khảo:

Đẩy (Gò) bóng thuận tay:

Đẩy (Gò) bóng trái tay:

  • Đánh trái tay bằng mặt trái của vợt dọc

Đánh trái tay bằng mặt trái của vợt dọc là một sự thích nghi mới mẻ của những người chơi vợt dọc bắt đầu bằng việc sử dụng mút bên mặt trái để giật và đánh bóng. Điều này đã thay đổi mạnh mẽ trận đấu vì giờ đây những người chơi vợt dọc đã có thể đánh bóng một cách linh hoạt ở cả 2 cánh.

  • Đập bóng

Đập bóng là cú đánh có tốc độ rất cao nhằm mục tiêu dứt điểm với một cú đánh phẳng (đặc biệt không có xoáy). Một số cú đập có thể tạo ra một ít xoáy lên, song chúng không xoáy bằng cú giật.

Tham khảo:

Đập bóng Thuận tay:

>>> Nếu muốn mua bàn bóng bàn về nhà tập luyện những chiến thuật này thì hãy xem ngay cách mua bàn bóng bàn tốt nhất để tránh tiền mất tật mang

V. Chiến thuật và các phương cách thực hiện

  • “Sô” (Tiếng hô)

“Sô” là một từ Trung Hoa phổ biến mà một số đấu thủ la lên sau khi thắng một điểm cực kỳ gay cấn. Lời khuyên về xã giao: “Sô” cần phải hạn chế sử dụng. Việc sử dụng “sô” một cách thường xuyên, sử dụng “sô” với giọng nói lớn nhất của bạn, và việc sử dụng “sô” sau khi thắng một điểm bằng đường bóng chạm cạnh bàn (bon – ND), bóng bật lưới, hoặc lỗi xử ép đối phương thì đều được coi là mất lịch sự hoặc không thích hợp.

  • Rơ Cắt

Cắt bóng phòng thủ là một kiểu chơi, trong đó đấu thủ cắt liên tục với độ xoáy xuống rất nặng, và đối thủ thường xuyên giật bóng, nhưng những quả loop này thiếu độ nguy hiểm cũng như độ khó của nó để giật một cách tích cực chống lại quả xoáy xuống nặng. Đây thường là bài thử để xem lối đánh tấn công của các đấu thủ tấn công tốt ơn hay sức phòng thủ của các đấu thủ phòng ngự tốt hơn.

Một số đấu thủ cắt bóng còn xoay vợt, chuyển từ mặt mút láng thành mặt gai để gây lúng túng cho đối phương.

Đấu thủ cắt bòng hiện đại còn kết hợp lối chơi tấn công. Khi đấu thủ tấn công lỡ đưa qua một quả bóng quá cao, thì đấu thủ cắt bóng có thể nhảy vào ra đòn quyết định.

  • Khép Góc (Khép Vợt)

Khép Góc là khi bạn giữ mặt vợt hướng thấp xuống đất.

Ngược lại, khi nói mở góc, điều đó có nghĩa là bạn cần phải xoay mặt vợt về phía trước hoặc hướng lên.

  • Bóng chết (xịt)

Bóng chết/bóng xịt là quả bóng không có độ xoáy trên nó (hoặc rất ít xoáy). Cũng có thể hiểu là Bóng không xoáy.

  • Nảy đúp / Nảy 2 lần

Một cú giao bóng hoặc trả giao bóng nảy đúp là khi bạn có thể làm cho quả bóng nảy 2 lần (hoặc nhiều hơn) trên phần bàn của đối phương.

Đối với cú giao bóng nảy đúp, bạn cần phải giữ cho quả bóng chậm và ngắn, và có thể sử dụng đa dạng các loại xoáy trong khi vẫn làm cho quả bóng nảy đúp. Điều này rất hiệu quả vì khó mà tấn công một quả bóng mà nó chưa đi qua mép cuối bàn. Dĩ nhiên nếu bạn lỡ đánh một quả bóng cao, thì người nhận bóng vẫn có khả năng tấn công.

Bạn cũng có thể đánh trả các quả giao bóng và các quả bóng qua lại của đối phương bằng việc sử dụng cú bóng nảy đúp, với việc giữ cho bóng ngắn và thấp sao cho nó khó hoặc không thể tấn công.

  • Các góc xa (Các góc rộng)

Khi chọn vị trí (điểm rơi – ND) để đánh bóng, các góc ở xa thường là vị trí tốt nhất đề nhắm đến. Đa số các đấu thủ thường hướng các cú đánh của họ vào các góc bàn (vị trí tốt) nhưng sẽ tốt hơn nếu nhắm xa hơn đến các cạnh bên bàn. Để thực hiện điều này, bạn cần đánh trái bóng ngắn hơn vì các mép bàn kết thúc sớm hơn là các góc xa.

  • Bài tập Fôn-ken-ber 

Bài tập Fan-ken-ber là bài tập bộ chân để cải thiện bước di chuyển sang ngang và chéo lên từ quả đánh trái tay sang quả đánh thuận tay. Đọc thêm về phần này ở Falkenberg Drill.

Nội dung trong đường link Falkenberg Drill:

– Người tập bắt đầu tại góc trái tay của anh ta/cô ta, và người cùng tập (người chịu bóng-ND) đứng ở góc chéo với anh ta (nếu người tập là thuận tay phải, và anh ta sẽ đứng ở phía trái bàn).

– Người cùng tập đưa bóng về phía trái tay của người tập và người tập đánh bóng theo đường chéo với cú trái tay.

– Người cùng tập chặn bóng trở lại theo đường chéo đến cùng điểm, và người tập bước sang gần bên và đánh bóng chéo bản với cú Thuận tay.

– Người cùng tập chặn bóng dọc theo đường biên (chúng ta hay gọi đánh chữ I – ND), và người tập với tay đánh bóng bằng cú Thuận tay.

– Người cùng tập chặn bóng trở lại theo đường chéo đến điểm ban đầu và người tập di chuyển trở về (vị trí cũ – ND) để đánh bóng với cú Trái tay.

Cứ vậy lặp đi lặp lại

  • Động tác chân / Bộ chân 

Động tác chân là cả một nghệ thuật về di chuyển của chân bạn để chiếm lĩnh vị trí đánh bóng. Động tác chân quan trọng trong tất cả các trình độ bởi vì khi bạn có vị trí tốt, thì bạn sẽ có khả năng tạo ra sức mạnh nhiều hơn trong các cú đánh của mình và đạt được độ ổn định cao hơn. Nếu bạn chậm chạp trên đôi chân của mình, thì một đường bóng mà đến quá sát bạn sẽ khiến bạn đánh trả lại nó một cách lúng túng.

Ryu Seung Min được cho là người giỏi nhất với bộ chân của anh ấy và có thể di chuyển trên các khoảng cách rất lớn trong một thời gian ngắn để giật cú thuận tay ghê gớm. Các đấu thủ chơi vợt dọc thường được cho là có bộ chân tốt hơn, vì họ thường thiên về các cú đánh thuận tay của mình nhiều hơn và họ thích né người sang trái và sử dụng cú thuận tay của họ thay vì chống đỡ bằng cách đẩy bóng và sử dụng cú trái tay.

Động tác chân thường ít được quan tâm trong quá trình phát triển các đấu thủ và phát triển chậm. Cần cố gắng phát triển nó sớm hơn!

Ví dụ minh họa:

  • Rơ “quái”

Cụm từ “Rơ quái” là một cách gọi không mấy thiện cảm mà một số người đặt cho đấu thủ sử dụng những mặt vợt đòi hỏi kỹ thuật khéo léo, như các loại gai dài hoặc mút phản xoáy.

Người sử dụng cách gọi “ác cảm” này biện luận rằng “người có ít kinh nghiệm mới sử dụng các loại mặt vợt cần sự khéo léo”, vì thế là người không có kỹ thuật (nhưng lại là người vẫn thường thắng trong các trận đấu, bằng khả năng nắm được lợi thế trước sự thiếu kinh nghiệm chống các loại mặt vợt này của đối phương).

Trong thực tế, khi chơi với bất cứ loại mặt vợt nào cũng đều đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm thực tế để chơi bóng được ở trình độ cao.

  • Giao bóng cự ly dài trung bình 

Giao bóng ở cự ly dài trung bình và quả giao bóng hướng điểm nảy thứ hai ở phía bàn người nhận bóng rất gần với mép cuối bàn, đôi khi rơi trong bàn, đôi khi rơi quá ra ngoài bàn. Điều này có hiệu quả tốt vì người nhận bóng sẽ khó phán đoán không biết bóng sẽ rơi ra ngoài mép cuối bàn (và từ đó sẽ sẵn sàng líp bóng) hay là bóng sẽ rơi 2 lần trên bàn và cần phải đánh bóng trên bàn. Tình trạng phán đoán không chắc chắn này thường dẫn đến các sai sót. Ngoài ra, các cú giao bóng dài trung bình không thể đánh trên bàn (hất) một cách hiệu quả được.

  • Mở Góc (Mở Vợt)

Mở Góc/Mở vợt là khi bạn giữ mặt trước của vợt hướng về phía trước hoặc ngửa lên. Khi huấn luyện viên nhắc nạn hãy mở góc lên, là ông ta / bà ta muốn bạn xoay vợt thêm để mặt vợt hướng ra trước hoặc lên trên.

Ngược lại, khi nói khép góc, điều đó có nghĩa là bạn cần phải xoay để mặt vợt hướng nhiều xuống đất (úp mặt vợt xuống– ND).

  • Khuỷu tay đang chơi

Khuỷu tay đang chơi là khuỷy tay trên cánh tay đang cầm vợt của người chơi. Chiến thuật thông thường là nhắm cú đánh (như cú giật xung hoặc cú đập) vào khuỷu tay đang chơi của đối phương (điều này rất có hiệu quả để chơi với những người cầm vợt ngang). Khuỷu tay là điểm chia giữa cú đánh thuận tay và cú đánh trái tay, vì vậy người nhận bóng phải quyết định nhanh chóng sử dụng cú thuận tay hay cú trái tay, thường thì sẽ dẫn đến sự quyết định hấp tấp và một cú trả bóng không tốt. Nếu bạn nhắm vào phía bên thuận tay hoặc trái tay thì bạn có khả năng phải nhận một cú tấn công bằng quả đánh chặn.

  • Chơi bóng ngắn

Chơi ngắn là nói đến những cú đánh từ vị trí trên bàn và gần lưới. Người chơi có lối chơi ngắn giỏi có thể kiểm soát bàn bóng bằng việc giữ cho bóng thấp và nặng để tấn công, và còn bằng việc mở ra cú tấn công với bất cứ trái bóng nào không được chơi một cách hợp lý.

  • Bước gần / Né người đánh bóng

Bước gần là một phương thức của bộ chân, khi mà bóng đi tới bên trái tay của người chơi và người chơi chọn cách bước về hướng trái tay nhằm cho phép anh ta đánh được quả bóng với cú đánh thuận tay của mình. Đây là một phương cách phổ biến vì cú đánh thuận tay thường có lực và độ ổn định nhiều hơn cú đánh trái tay.

Như vậy, với người chơi mà thuận tay phải sẽ bước gần bằng cách di chuyển sang trái.

Một bất lợi khi chuyển bộ là đã để hở phía thuận tay, do đó một cú chặn hoặc đánh nhanh của đối phương (vào phía đó) sẽ khiến người vừa chuyển bộ rơi vào thế khó khăn cho cú đánh bóng tiếp theo.

  • Tấn công trái thứ ba

Tấn công ở trái thứ ba là chiến thuật trong đó người chơi A giao bóng (bóng 1), người chơi B trả giao bóng (bóng 2), và người chơi A tấn công (bóng 3).

Thường thì chiến thuật tấn công trái thứ ba là giao bóng xoáy xuống, sau đó gây bất ngờ cho đối phương với cú giao bóng xoáy ngang hoặc xoáy lên. Khi đối phương đánh trả, thường là bóng đột ngột nảy lên cao, và khi đó người giao bóng có thể đập (smash) hoặc giập (loop) bóng để dứt điểm.

  • Xoay vợt

Xoay vợt là quay tròn vợt của bạn để chuyển mặt trái tay của vợt thành mặt thuận tay. Động tác xoay vợt thường được sử dụng bởi các đấu thủ chơi phòng thủ, những người sử dụng mặt gai một bên và mặt mút láng thông thường ở bên còn lại. Ở giữa những pha bóng qua lại nhanh, những đấu thủ này xoay vợt và đánh bóng với các mặt khác nhau (về tính chất-ND), hy vọng đối phương sẽ không để ý đến sự thay đổi đó và sẽ đánh bóng hỏng.

Trường hợp cá biệt, Ma Long (VDV Trung Quốc), lại thích xoay vợt khi anh ta đập (smash) bóng và đối thủ thì đang câu bóng bổng (lob). Anh ta sử dụng mút bên trái tay cho phía thuận tay vì như vậy sẽ tạo ra lực đánh mạnh hơn so với mút bên thuận tay bình thường của anh ta.

  • Giật hai càng (giật 2 phía)

Giật bóng hai càng là lối chơi mà đấu thủ có khả năng giật bóng tốt cả bên thuận tay và bên trái tay, và đa số các cú đánh của anh ta là dựa vào các cú giật bóng.

Có thể nói đây là lối chơi phổ biến nhất